Khi nào thì nên nâng cấp laptop cũ

 Nâng cấp laptop có cần thiết hay không? Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, hầu như ai cũng sở hữu cho mình chiếc laptop cho dù là phục vụ cho công việc hay đáp ứng nhu cầu giải trí. Tuy nhiên theo thời gian sử dụng, đến một lúc nào đó chiếc laptop của bạn sẽ bị xuống cấp và không còn hoạt động trơn tru như trước. Vậy câu hỏi đặt ra là có nên nâng cấp laptop cũ hay không và chính xác là khi nào cần phải làm điều này?

Những vấn đề ảnh hưởng đến tuổi thọ laptop

Tuổi thọ của laptop bị chi phối bởi nhiều yếu tố, trong đó thời gian sử dụng là nguyên nhân được kể đến hàng đầu. Có những người sử dụng laptop vài giờ mỗi ngày, trong khi nhiều người khác lại sử dụng chúng hầu như suốt thời gian trong ngày. Và chắc chắn rồi, với những chiếc laptop luôn hoạt động hết công suất thì độ bền của chúng cũng sẽ giảm nhanh hơn rất nhiều.

Những vấn đề ảnh hưởng đến tuổi thọ laptop

Tùy vào mỗi dòng laptop mà độ bền của chúng cũng có sự khác biệt. Với các hãng lớn và chất lượng cao, ngoài việc trang bị cấu hình phần cứng mạnh mẽ, các nhà sản xuất sẽ sử dụng những dòng linh kiện và các chất liệu kim loại tốt nhất để bảo vệ  thiết bị, hệ thống tản nhiệt được tối ưu giúp kéo dài tuổi thọ laptop.

Cách bạn sử dụng laptop cũng quyết định độ bền cho thiết bị, đó là minh chứng cho câu nói “của bền tại người” bởi dù laptop của bạn thuộc dòng cao cấp nhưng nếu không biết cách sử dụng hiệu quả thì vẫn rất nhanh hư hỏng.

Các nguyên nhân có thể kể đến chẳng hạn như tắt mở máy tính không đúng cách, tăng giảm điện áp đột ngột, để máy tính làm việc trong môi trường có nước và hơi ẩm, máy bám bụi lâu ngày không được vệ sinh… Laptop bị rơi vỡ, va đập mạnh cũng khiến các linh kiện bên trong ít nhiều bị ảnh hưởng.

Có nên nâng cấp laptop cũ không

Bình thường chiếc laptop của bạn sẽ có cấu hình mạnh mẽ lúc mới mua, tuy nhiên sau thời gian sử dụng, cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ mỗi ngày thì cấu hình laptop của bạn trở nên lỗi thời và quá trình hoạt động không còn năng suất như ban đầu. Khi đó bạn có thể nghĩ đến việc nâng cấp laptop cũ.

Khi nào cần nâng cấp laptop cũ

Một chiếc laptop cũ có thể hoạt động mượt mà sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ổ cứng, RAM, card đồ họa, màn hình… Khi bạn cảm thấy laptop có hiện tượng giật, đơ hay máy bị chậm, lag trong quá trình xử lý tác vụ thì đã đến lúc bạn cần nâng cấp laptop cũ của mình.

Tuy nhiên trước khi quyết định nâng cấp, bạn cần chú ý xem xét cẩn thận xem laptop của bạn có linh hoạt nâng cấp linh kiện được không, vì có những chiếc máy một số bộ phận bị hàn chết vào bo mạch chủ khiến việc nâng cấp là rất khó.

Có nên nâng cấp laptop cũ không

Bạn có thể đọc hướng dẫn sử dụng để xác định được laptop của mình có bộ phận nào hàn chết vào bo mạch chủ không. Một cách khác là tra Google với từ khóa “cách nâng cấp laptop X”, với X là tên đời máy bạn đang sử dụng.

Nâng cấp laptop cũ sẽ mang đến cho bạn một số lợi ích nhất định chẳng hạn như:

  • Laptop của bạn sẽ hoạt động mượt mà trơn tru hơn nếu nâng cấp cấu hình và lưu trữ được nhiều hơn khi bạn nâng cấp RAM và ổ cứng.
  • Giúp bạn tiết kiệm được chi phí đáng kể so với mua máy mới.
  • Đáp ứng nhu cầu sử dụng một cách tối đa.

Khi nào không cần nâng cấp laptop

Với những chiếc laptop thường xuyên làm việc liên tục, các linh kiện không có thời gian nghỉ ngơi, khi đó tuổi thọ của chúng cũng nhanh chóng suy giảm. Nếu tình trạng kéo dài thì các bộ phận bên trong và phần cứng cũng bị ảnh hưởng. Lúc này, việc nâng cấp laptop cũ sẽ không có lợi ích nhiều trong quá trình trải nghiệm mà còn tốn kém chi phí của bạn mà thôi.

Mua máy tính xách tay cũ giá rẻ ở đâu uy tín?

 

Các bộ phận nào cần nâng cấp cho laptop cũ của bạn

Nâng cấp laptop là một trong những giải pháp tối ưu và tiết kiệm, vậy thì sau khi đã xác định sẽ nâng cấp laptop cũ, chúng ta có thể nâng cấp những thành phần nào để máy tính của mình hoạt động hiệu suất hơn?

RAM

RAM chính là một trong những linh kiện nâng cấp phổ biến và đơn giản bạn có thể lựa chọn mà không phải mất thời gian suy nghĩ nhiều. Nếu laptop của bạn có dung lượng RAM từ 4GB trở xuống thì sau một thời gian sử dụng máy sẽ chậm và ì ạch cho dù bạn có sử dụng ít tác vụ trên máy. Vì vậy bạn cần nâng cấp RAM để dung lượng cao hơn để máy làm việc trơn tru, mượt mà.

Nâng cấp RAM cho laptop

Tùy vào nhu cầu sử dụng và ngân sách mà bạn lựa chọn dung lượng RAM để nâng cấp laptop cho phù hợp.

  • Nếu bạn là học sinh, sinh viên, nhu cầu sử dụng laptop để học tập hoặc làm việc văn phòng thì dung lượng RAM tối thiểu chỉ cần 4GB là đủ. Tuy nhiên nếu nâng cấp bạn có thể dùng thêm ít nhất 1 thanh RAM 2GB để tăng tổng lượng RAM lên 6GB để máy hoạt động tốt. Hoặc tốt nhất là nâng cấp lên 8GB để có một trải nghiệm tuyệt vời.
  • Nếu bạn dùng laptop cho các công việc chuyên ngành như lập trình, đồ họa, hay chơi các tựa game nặng… thì hãy nâng cấp RAM lên tối thiểu là 8GB, nếu có thể thì tăng lên 12, 16 hay 32GB thì càng tốt. Bởi với những tựa game mới ra mắt hoặc những phần mềm cho các công việc chuyên ngành hiện nay thường được cập nhật nhiều tính năng mới, yêu cầu cấu hình cao và cần có một chiếc máy tính hoạt động mạnh mẽ.

Ngoài ra khi nâng cấp RAM, bạn cần lưu ý để tránh mua RAM có bus không phù hợp với máy. Để không mắc phải điều này, bạn chỉ cần xem bus của RAM được lắp sẵn trong máy là bao nhiêu rồi mua một chiếc RAM y hệt là được.

Ví dụ RAM máy tính của bạn 4GB có bus là 2133 thì bạn chỉ cần mua thêm một chiếc RAM giống vậy hoặc có thể nâng thêm 8GB nhưng bus vẫn là 2133 là được.

Ổ cứng SSD

Sau khi đã nâng cấp RAM, bạn sẽ nhận thấy được sự nhanh nhạy mượt mà khi thực hiện các tác vụ trên laptop. Tuy nhiên điều này có thể vẫn chưa đủ vì đôi khi bạn vẫn gặp phải tình trạng lướt web chưa thật trơn tru, hoặc có lúc bạn rơi vào trường hợp đang chạy ứng dụng nào đó thì đột nhiên máy bị đơ và hiện trạng thái Not responding… Nguyên nhân đa phần gây ra tình trạng này nằm ở chiếc ổ HDD của bạn.

Nâng cấp ổ cứng SSD cho Laptop

Ổ cứng HDD sau một thời gian sử dụng sẽ bị xuống cấp và bị hao mòn, chính vì vậy bạn có trang bị thêm ổ SSD, đây cũng là lựa chọn nâng cấp đơn giản và được nhiều người lựa chọn. Nếu như nâng cấp RAM là điều kiện cần thì nâng cấp thêm ổ SSD chính là điều kiện đủ cho chiếc laptop cũ của bạn.

Bạn sẽ cảm nhận được điều gì sau khi trang bị thêm ổ SSD cho laptop:

  • Lợi ích đầu tiên bạn nhận được chính là khởi động máy tính nhanh hơn nhiều so với ổ HDD.
  • Tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh, không bị tình trạng phân mảnh và đảm bảo hiệu suất tốt khi chơi game hay khởi chạy các phần mềm đồ họa.
  • Trong quá trình hoạt động, ổ SSD không gây ra tiếng ồn đồng thời giúp tản nhiệt và tiết kiệm điện tốt hơn nhiều so với ổ HDD.

Pin laptop

Pin laptop thường sau một thời gian sử dụng hiệu năng sẽ giảm đi, lâu dần pin sẽ bị chai hoặc hỏng hóc dù bạn có cẩn thận bảo quản đến mấy. Và khi pin chai đến mức độ nào đó bạn sẽ phải cắm sạc liên tục trong khi làm việc. Điều này sẽ vô cùng bất tiện nếu như đột nhiên bị mất điện trong lúc đang sử dụng máy.

Nếu pin laptop bị chai quá nặng thì nên thay pin mới để đảm bảo hiệu quả sử dụng và độ bền cho máy. Một số dòng laptop ban đầu pin của nó chỉ 3 hoặc 4 cell, nhưng nhà sản xuất có thiết kế riêng pin 6 hoặc 9 cell để bạn nâng cấp. Tuy nhiên không phải bất cứ dòng laptop nào cũng có thể nâng cấp được pin nên bạn cần lưu ý điều này.

Nâng cấp PIN cho laptop

Card mạng

Nếu bạn nhận thấy chiếc laptop của mình thỉnh thoảng mất mạng hay bắt sóng wifi yếu thì khả năng là do card mạng không được đảm bảo. Việc nâng cấp card wifi giúp máy tính của bạn truy cập mạng nhanh hơn, máy chạy ổn định và tiết kiệm pin. Để nâng cấp bộ phận này, bạn cần kiểm tra xem laptop của mình có thay được card mạng không, nếu có thì chỉ cần đặt một card mạng khe cắm PCI và gắn vào máy là có thể sử dụng được.

Nâng cấp phần mềm

Một trong những giải pháp nâng cấp laptop cũ hiệu quả và không tốn bất kỳ khoản phí nào chính là nâng cấp phần mềm máy tính. Bạn hãy cài đặt phần mềm phiên bản mới thường xuyên để được cập nhật tối ưu các tính năng mới. Ngoài ra đừng quên dùng thêm các phần mềm diệt virus, dọn rác để laptop của bạn chạy nhanh và làm việc hiệu quả.

Những bộ phận nào của laptop không nên nâng cấp?

Đó là những bộ phận có thể kể ra như bo mạch chủ, bộ vi xử lý và màn hình. Đa phần các laptop được thiết kế với với bo mạch chủ và bộ vi xử lý tương thích và xét tổng thể thì đây là hai bộ phận quyết định lượng nhiệt sinh ra của laptop.

Còn màn hình là bộ phận chỉ khi bị rơi vỡ thì mới cần phải thay mới, vì vậy bạn không nên quá quan tâm nhiều đến việc nâng cấp những bộ phần này. Tuy nhiên khi nâng cấp những bộ phận khác của laptop, bạn cần chú ý đến bo mạch chủ và bộ vi xử lý để chọn được những linh kiện phù hợp với chúng.

Những bộ phận nào của laptop không nên nâng cấp

Qua bài viết trên, VTECH hi vọng đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin cần thiết về việc khi nào thì nên nâng cấp laptop cũ. Nếu bạn đang có nhu cầu nâng cấp laptop nhưng còn mông lung, không biết lựa chọn các bộ phận để nâng cấp laptop của mình như thế nào cho phù hợp thì hãy liên hệ ngay với VTech để nhận được sự tư vấn tốt nhất, chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả.

SẢN PHẨM LAPTOP

Công Ty TNHH VTech Kỹ Thuật Việt

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách share máy in đơn giản, chi tiết nhất!

3 cách quét mã QR trên máy tính cực kỳ dễ thực hiện

3 cách tải video trên Facebook về máy tính cực dễ